3 CHỦ ĐỀ KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐÁNG QUAN TÂM CỦA NĂM 2022

03/01/2022, 09:07

Ở thời điểm chuyển giao năm 2021 sang năm 2022, có ba chủ đề đang được giới kinh tế - tài chính, cơ quan quản lí, nhà quan sát quan tâm.

Liệu Covid-19 có chấm dứt vai trò đại dịch toàn cầu vào năm 2022?

Tháng 03/2020, WHO công cố đại dịch toàn cầu, đến tận cuối năm 2021, mốt số nước vẫn còn áp dụng phương pháp phong tỏa một phần hay cả nước, đối với những người chưa tiêm vaccine.

Một số tổ chức nghiên cứu dự đoán rằng sẽ không còn đại dịch toàn cầu trong năm 2022, Covid-19 trở thành bệnh đặc hữu do tỉ lệ tiêm chủng và sự phổ biến của thuốc kháng virus trong tương lai.

Vì vậy, có thể nói chúng ta vẫn có thể hy vọng có thể trở về “bình thường mới” vào cuối năm 2022, nhưng không loại trừ những rủi ro khác, để tránh bị thất vọng.

Các gói hỗ trợ kinh tế và lạm phát 

Do dịch Covid-19 vẫn gây ra đứt gãy chuỗi cung ứng, duy trì chi phí vận tải toàn cầu ở mức cao (dù đã giảm không ít từ đỉnh), và do tình trạng phong tỏa kinh tế cục bộ vẫn diễn ra ở nhiều nước, các gói hỗ trợ kinh tế vẫn cần thiết.

Trong năm 2022, các nền kinh tế sẽ vẫn phải tìm một điểm cân bằng giữa những chính sách hỗ trợ kinh tế với nỗi lo lạm phát. Mặc dù nhiều phân tích và dự báo kinh tế cho rằng lạm phát toàn cầu đã đạt đỉnh trong năm 2021, và sẽ không tăng mạnh như vậy nữa trong năm 2022, nhưng không có nghĩa lạm phát sẽ không cao.

Mặc dù IMF dự báo đỉnh lạm phát một số nước phát triển là 6-7% trong năm 2021, nhưng năm 2022, họ cho rằng có thể lạm phát 3,5-4%, cao gấp rưỡi hoặc gấp đôi so với mục tiêu lạm phát dài hạn của những nước này. Trong khi đó, các nước đang phát triển ở châu Á đi chậm hơn trong pha hồi phục kinh tế có thể sẽ đi vào một giai đoạn tăng mạnh đầu tư và chi tiêu sau khi nền kinh tế mở cửa thông thoáng hơn và do đó mới bắt đầu đối mặt với lạm phát.

Nỗi lo này khiến nhiều ngân hàng trung ương và chính phủ không dám mạnh tay tung ra những gói hỗ trợ kinh tế lớn vì lo sợ độ trễ của chính sách trùng với giai đoạn tăng mạnh đầu tư và tiêu dùng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu quá dè dặt, các nền kinh tế này sẽ mất đi động lực hồi phục và tăng trưởng dưới mức tiềm năng trong thời gian dài.

Ở đây không có lời giải chắc chắn đúng và không có rủi ro, mà đòi hỏi một mức độ quyết đoán và chấp nhận rủi ro của các chính phủ trong chính sách hồi phục hậu Covid-19 của mình. 

Khung pháp lý cho thế giới tài chính số

Thế giới tài chính số đang hình thành nhanh hơn bao giờ hết với những định chế tài chính tập trung nhưng ứng dụng công nghệ mới như blockchain. 

Vào tháng 7-2021, nhà báo Gillian Tett cảnh báo rằng những thí điểm như của JP Morgan đang thanh toán hàng tỉ đô la mỗi ngày và tiềm năng tăng trưởng chục lần của những giải pháp tài chính trên nền blockchain được xây dựng ngay trong những ngân hàng lớn hay đại công ty công nghệ như Amazon, Apple hay Google sẽ có thể làm rúng động những hệ thống thanh toán toàn cầu tồn tại từ năm 1977 như SWIFT.

Về tài chính phi tập trung (DeFi), bất chấp rất nhiều vụ lừa đảo, rút tiền bỏ chạy diễn ra trong năm 2021, con số người sử dụng, giao dịch và sự du nhập của các giải pháp này vào các dòng game trên nền blockchain tạo ra một thế giới GameFi phức tạp hơn nữa.

Vì khuôn khổ pháp lý để kiểm soát lĩnh vực tiền mã hóa (crypto) đang rất khác biệt giữa các quốc gia, Ngân hàng thanh toán quốc tế BIS (Bank for International Settlements), tổ chức đầu mối về thanh toán và an toàn hệ thống ngân hàng toàn cầu, đang đề xuất cần ban hành một bộ khuôn khổ kiểm soát hoạt động tiền mã hóa và sản phẩm tài chính phi tập trung toàn cầu, để tránh sự lệch pha trong các chính sách. 

Trong khi các nhà quản lý tập trung mối quan tâm vào crypto và DeFi, mối quan tâm của giới trẻ với thế giới metaverse đang ngày càng tăng. Việc các thiết bị Oculus VR bán chạy đồng thời ứng dụng Oculus trên điện thoại lên đầu bảng được tải vào dịp Giáng sinh là bằng chứng rõ ràng cho điều đó. Đi cùng với trào lưu này sẽ là hai trào lưu đang nổi: NFT thời trang và bất động sản trên các nền tảng blockchain.

Tương tự với vấn đề ở trên, đâu là khuôn khổ pháp lý cho các tài sản số NFT này? Việc chuyển nhượng, công nhận sở hữu và nộp thuế nên ra sao?

Trong lúc mọi người vẫn còn tranh luận, một số bức hình NFT vẫn đang giao dịch với giá triệu đô la Mỹ trên các sàn giao dịch và có những loại NFT trong một tuần đã có tổng giao dịch trị giá tỉ đô. Và một số quỹ đầu tư mạo hiểm truyền thống đang nộp hồ sơ chuyển đổi mô hình ở Mỹ để có thể đầu tư tiền vào lĩnh vực này.

Nguồn: http://www.saigontimes.vn

Sưu tầm và biên tập: WinWin Audit

------------------------------------------

Về chúng tôi

Công ty TNHH Kiểm toán Win Win (“Win Win Audit”) được thành lập vào ngày 07 tháng 05 năm 2010 là một trong những doanh nghiệp kiểm toán quy mô lớn tại Việt Nam. Kiểm toán Win Win được sáng lập bởi các kiểm toán viên công chứng nhiều năm kinh nghiệm tại Việt Nam trong các lĩnh vực kiểm toán, kế toán và tư vấn thuế. Đội ngũ nhân sự trẻ của chúng tôi có năng lực, trình độ chuyên môn cao và nền tảng kiến thức chuyên ngành vững chắc đã và đang tiếp tục được xây dựng và lớn mạnh.

Công ty TNHH Kiểm Toán WinWin là thành viên đầy đủ của Tổ chức Liên minh các công ty dịch vụ chuyên ngành Kế toán-Kiểm toán, tư vấn dịch vụ chuyên nghiệp trên thế giới Alliott Global Alliance (AGA). Những nền tảng lợi thế này không những giúp Kiểm toán Win Win có thể cung cấp các dịch vụ đáp ứng yêu cầu tuân thủ ngày càng cao của Việt Nam mà có thể đáp ứng tiêu chí hội tụ ngành nghề của các tổ chức nghề nghiệp lớn trên thế giới. Chúng tôi tự tin có thể đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Với thông điệp gắn liền với sứ mệnh của Win Win Audit, chúng tôi hy vọng có thể mang lại nhiều giá trị quý giá cho khách hàng qua những lần hợp tác.

"Win Win Luôn Hướng Đến Sự Cẩn Trọng, Tính Minh Bạch Và Nhiệt Huyết Khi Làm Việc Để Nhận Được Sự Tín Nhiệm Từ Quý Khách Hàng.”

 

Ý kiến của bạn